Chế độ chính sách Xây dựng chính quyền và thực hiện pháp luật
1. Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính
1.1. Trình tự thực hiện:
- Đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu, xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
- Người bị thiệt hại gửi đơn (kèm hồ sơ) yêu cầu bồi thường;
- Cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết;
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường xác minh thiệt hại;
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thương lượng việc bồi thường;
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường.
1.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc qua hệ thống bưu chính;
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn yêu cầu bồi thường;
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu,chứng cứ có liên quan.
1.4. Thời hạn giải quyết hồ sơ:
36 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ trực tiếp;
56 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ trực tiếp phức tạp;
61 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ trực tiếp cần gia hạn;
81 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ trực tiếp phức tạp, cần gia hạn;
40 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
60 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ qua đường bưu điện phức tạp;
65 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ qua đường bưu điện cần gai hạn;
85 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ qua đường bưu điện phức tạp, cần gia hạn;
( Thời hạn giải quyết hồ sơ chưa bao gồm thời gian bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều 41 của Luật TNBTNN năm 2017 hoặc trường hợp, người yêu cầu bồi thuuwongf theo quy định tại điểm e khoản
1.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức
1.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.
1.8. Lệ phí (nếu có): không.
1.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính.
1.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Luật TNBTCNN;
- Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi Điều hành công vụ. của Luật TNBTNN năm 2017
( Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của BLDS không tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ)
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;
- Nghị định 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước
Thông tư 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018 của Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồ thường Nhà nước